Bị từ chối visa đi Canada – Phương án lật ngược tình thế

bi-tu-choi-visa-di-canada

MÒN MỎI CHỜ ĐỢI VÀ RỒI BỊ TỪ CHỐI VISA ĐI CANADA – PHẢI LÀM SAO?

bi-tu-choi-visa-di-canada
Trượt visa Canada – giấc mơ du học sẽ đi về đâu?

Bạn đang cần nắm trong tay “tấm vé thông hành” mang tên visa Canada; để bắt đầu chuyến hành trình du lịch đầy mong đợi; và quan trọng hơn là để hiện thực hóa giấc mơ du học mà bạn đang hằng ấp ủ. Nhưng rồi mọi thứ chợt vụt tắt khi bạn nhận được dòng thông báo bị từ chối visa đi Canada. Việc cần làm của bạn lúc này là cần phải “vực dậy tinh thần”; tìm hiểu rõ nguyên nhân tại sao bị trượt visa Canada. Sau đó, bắt tay ngay vào việc điều chỉnh các lỗi chưa được duyệt. Hãy thôi ủ rủ và cùng Eduphil lên ngay kế hoạch “lật ngược tình thế” đi nào!

BIẾT ĐƯỢC NGUYÊN NHÂN ĐÁNH TRƯỢT GIÚP BẠN “LẬT NGƯỢC VÁN CỜ”

bi-tu-choi-visa-di-canada
Tìm hiểu nguyên nhân là điều đầu tiên cần làm khi biết bị trượt visa Canada

Việc hồ sơ xin visa của bạn bị đánh rớt trong lần đầu tiên; sẽ dẫn đến tỷ lệ xin visa trong những lần sau bị giảm đi rất nhiều. Điều này cũng dễ hiểu bởi lúc bấy giờ; các kiểm duyệt viên sẽ xem xét hồ sơ của bạn một cách chi tiết hơn. Tuy nhiên, không phải vì thế mà bạn mất đi cơ hội đặt chân đến đất nước xinh đẹp này đâu nhé. Chỉ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân, mọi vấn đề đều có cách giải quyết.

Trước tiên, bạn phải xác định được việc mình bị trượt visa Canada là do đâu. Điều này rất quan trọng để giúp bạn sửa chữa những sai lầm. Nếu đầu óc hiện tại của bạn vẫn đang rối bời; có thể tham khảo các trường hợp phổ biến bị trượt visa Canada dưới đây. Từ đó, bạn sẽ hiểu hơn về các nguyên nhân dẫn đến việc bạn bị từ chối visa đi Canada.

Đối với hồ sơ xin visa đi du lịch

Một số nguyên nhân thường gặp; dẫn đến tình trạng hồ sơ xin visa của bạn bị rớt ngay từ vòng loại đầu tiên chính là:

  • Bạn chưa trình bày rõ mục đích chuyến đi: du lịch, thăm bà con, đi công tác…
  • Lịch sử du lịch của bạn không được tốt; hoặc bạn chưa từng có chuyến đi nào đến các nước phát triển.
  • Không có người bảo trợ tài chính.
  • Mức thu nhập cá nhân thấp: công việc chính xác bạn đang làm là gì? Với mức thu nhập đó bạn sẽ đảm bảo tài chính trong suốt chuyến đi bằng cách nào?
  • Giấy tờ cá nhân bị sai thông tin, không thống nhất, làm giả giấy tờ… Tất cả đều sẽ không có “kết thúc tốt đẹp”.

Đối với hồ sơ xin visa du học

Chắc chắn, việc xét duyệt hồ sơ visa để đi du học Canada sẽ khó nhằn và chi tiết hơn hồ sơ du lịch rất nhiều. Chỉ cần một hoài nghi nhỏ cũng có thể dẫn đến việc hồ sơ của bạn bị “rớt đài”. Nguyên nhân có thể là vì:

  • Mục đích chuyến đi chưa rõ ràng: ví dụ trên 35 tuổi còn đi học?…
  • Kế hoạch học tập của bạn chưa thật sự hợp lí: lí do chọn ngành; học xong làm gì?
  • Chưa chứng minh được sự ràng buộc với nơi “chôn nhau cắt rốn”. Điều gì có thể đảm bảo bạn sẽ quay trở về khi hết hạn visa?
  • Chứng minh tài chính chưa minh bạch, rõ ràng: số tiền từ đâu mà có; đã gửi bao lâu và tại sao lại là con số này…
  • Kết quả học tập trong quá khứ chưa thật sự tốt
  • Chưa có người bảo lãnh hoặc bảo trợ tài chính

Một số nguyên nhân khác

  • Bạn từng bị trượt visa Mỹ? Nghe thì có vẻ không liên quan; nhưng Mỹ và Canada là 2 đất nước liên minh; có quan hệ hợp tác, giao ban thân thiết. Vì vậy, việc bị đánh trượt visa Mỹ trong quá khứ; cũng phần nào thúc đẩy nguy cơ hồ sơ xét duyệt của bạn rơi vào “vòng nguy hiểm”.
  • Khai báo thông tin không trung thực: đây là điều tuyệt đối cấm kỵ trong quá trình ứng tuyển xin visa đi Canada. Tuyệt đối không được che giấu bất cứ điều gì; ngay cả việc bạn đã từng bị trượt visa Mỹ. Các kiểm duyệt viên tại Lãnh sự quán Canada nổi tiếng vô cùng sắc bén; họ có thể dễ dàng tra cứu thông tin và tóm được “vết tì” trong quá khứ của bạn. Trung thực ngay từ đầu chính là giải pháp thông minh nhất. Một lưu ý quan trọng trong việc làm giấy tờ giả; khi bị phát hiện sẽ bị cấm nộp hồ sơ visa Canada từ 3-5 năm. Tỷ lệ bị phát hiện sẽ là 99,9%, bạn đừng nên mạo hiểm nhé!
  • Các vấn đề liên quan đến sức khỏe, trình độ Anh ngữ; lỗi chính tả, thông tin không được sắp xếp theo thứ tự; in ấn tài liệu không rõ… Chỉ cần một vướng mắc nhỏ cũng sẽ dẫn đến việc hồ sơ của bạn bị “out” ngay lập tức.

THAY ĐỔI CỤC DIỆN – “SAI Ở ĐÂU – SỬA NGAY Ở ĐÓ”

bi-tu-choi-visa-di-canada
Sai đâu sửa đó chưa bao giờ là muộn

Đương nhiên, để được học tập và đặt chân đến một đất nước phát triển; bạn cần phải có một lí lịch minh bạch, rõ ràng hay thậm chí là “không tì vết”. Nếu chẳng may bị trượt visa Canada. Sau khi rà soát lại và bạn đã phát hiện ra “lỗ hỏng”; việc cần làm của bạn bây giờ chính là “lấp đầy”.

Bạn đã thật sự cung cấp đầy đủ giấy tờ chưa?

Bổ sung ngay các giấy tờ đã được cập nhật một cách rõ ràng, đầy đủ nhất; khi phát hiện trong thông tin hồ sơ có sai sót hay dịch chưa chuẩn.

Trình bày “study plan” rõ ràng và phù hợp

Kế hoạch học tập phải có lộ trình rõ ràng và hợp lí là yêu cầu quan trọng quyết định hồ sơ visa của bạn có được “qua ải” hay không. Trong mục này, bạn phải nêu rõ lí do chọn ngành. Nếu học trái ngành, phải giải trình lí do cụ thể.

Liệt kê rõ những ràng buộc tại Việt Nam chứng minh cho việc “bạn đi và sẽ trở về”

Điều quan trọng không kém quyết định hồ sơ visa của bạn có được chấp nhận hay không; chính là bạn phải chứng minh được mục đích bạn đến Canada thật sự chỉ để học và học mà thôi. Bạn có kế hoạch công việc cụ thể sau khi tốt nghiệp. Và đó là một công việc có tiềm năng rất lớn tại Việt Nam. Bạn có tài sản, người thân, gia đình riêng tại Việt Nam đang chờ bạn trở về. Điều này góp phần để các kiểm duyệt viên tin rằng bạn thật sự đến đất nước họ với mục đích chính đáng.

Không nên để “hộ chiếu trắng”

bi-tu-choi-visa-di-canada
Hộ chiếu ngập ngụa các dấu visa sẽ là điểm cộng rất lớn cho bạn

Hồ sơ xin visa đi du lịch của bạn sẽ trở nên đáng tin hơn nếu có sự đánh dấu của visa các nước như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore; và tuyệt hơn nữa là các nước ở khu vực Châu Âu.

Chứng minh tài chính rõ ràng, vững mạnh

Lưu ý nhé, số tiền bạn cần đưa ra trong phần chứng minh tài chính không phải là con số bạn sẽ sử dụng ngay lập tức. Con số chứng minh phải lớn hơn rất nhiều so với con số mà bạn có thể chi tiêu trong quá trình du lịch hay du học. Hãy đảm bảo rằng bạn chắc chắn có thể trang trải 100% các chi phí ăn, ở, sinh hoạt, học phí trong suốt những năm tháng sinh sống và học tập tại đất nước họ. Bao gồm cả những trường hợp khẩn cấp, hoặc ốm đau.

Các giấy tờ thuế doanh nghiệp của bạn hoặc gia đình bạn, giấy tờ bất động sản (nhà, đất, chung cư…); giấy tờ tài chính, ngân hàng từ 6 tháng trở lên; bảng lương thu nhập cá nhân, sổ tiết kiệm; các nguồn thu có giấy tờ chứng minh… Nếu có loại giấy tờ nào thể hiện khả năng tài chính hùng mạnh mà bạn chưa đưa ra; hãy bổ sung ngay để thuyết phục các nhân viên visa.

Nêu rõ thông tin người bảo trợ tài chính cho bạn

Nếu người bảo trợ tài chính là bố mẹ bạn; cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ chứng minh việc làm và mức thu nhập. Còn nếu người bảo trợ là chủ doanh nghiệp, cần phải cung cấp đầy đủ giấy phép kinh doanh, tờ khai thuế trong 6 tháng gần nhất. Trường hợp kinh doanh tự do không giấy phép; cần liệt kê các phiếu thu chi, biên lai thuế…

Nếu bạn có người bảo trợ tại Canada; thì cần cung cấp đầy đủ các giấy tờ như: thư bảo lãnh liệt kê rõ trách nhiệm tài chính; sổ tiết kiệm ngân hàng, bản khai thuế trong 2 năm gần nhất; thư xác nhận việc làm.

Thể hiện khả năng ngoại ngữ bù đắp thành tích học tập

Nếu bảng thành tích học tập trong quá khứ của bạn không được “đẹp”; có thể bù đắp bằng cách đưa ra tấm bằng IELTS điểm càng cao càng tốt. Đây sẽ là một “bullet point”  giúp bạn ghi điểm trước các kiểm duyệt viên.

NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý ĐỂ KHÔNG BỊ TRƯỢT VISA CANADA LẦN NỮA

bi-tu-choi-visa-di-canada
Bỏ túi các bí quyết giúp bạn nắm chắc “phần thắng trong tay”

Sau khi đã tìm ra nguyên nhân và “lấp đầy” những “lỗ hỏng”; lúc này bạn sẽ nộp lại hồ sơ visa lần nữa lên Lãnh sự Quán. Và nỗi lo lắng mang tên “trượt visa Canada” vẫn luôn đeo bám bạn. Điều bạn cần lưu ý lúc này để xóa tan nổi ám ảnh đó chính là:

  • Ghi rõ nguyên nhân hồ sơ visa Canada của bạn bị “rejected” lần trước và những khắc phục của bạn trong lần này.
  • Chuẩn bị số tiền 100 CAD cho chi phí xin visa du lịch lần 2, và 150 CAD nếu là visa xin du học. Lưu ý nhỏ dành cho bạn là Lãnh sự quán Canada tại Việt Nam chỉ nhận đồng đô la Mỹ. Nên trước khi đến nộp phí, bạn nên quy đổi ra USD trước nhé!
  • Chuẩn bị thật tốt tinh thần phỏng vấn khi nhận được lệnh triệu tập của Đại sứ quán.
  • Nên định hình trước các câu trả lời bằng tiếng Anh thật khoa học; đầy đủ, và rõ ràng về việc bị trượt visa Canada lần 1 và những cố gắng khắc phục bạn đã bổ sung trong lần này. Việc trình bày một cách chuyên nghiệp và rành mạch sẽ là “cú hit” giúp bạn ghi điểm trước các nhân viên visa.
  • Chú ý ăn mặc thật nghiêm túc, bình tĩnh và tự tin đúng mực trong suốt quá trình phỏng vấn.
  • Nên chuẩn bị sẵn các giấy tờ bản chính để đối chứng khi cần thiết.
  • Trả lời câu hỏi ngắn gọn, xúc tích, thẳng thắn sẽ chiếm thiện cảm của các kiểm duyệt viên nhiều hơn.

Kết luận

Việc bị từ chối visa đi Canada sẽ không có gì to tát; nếu bạn biết cách lấy lại bình tĩnh; và tìm ra phương án “lật ngược tình thế”. Hãy tin rằng “thất bại là mẹ của thành công”. Trượt visa Canada lần đầu hay thậm chí là nhiều lần sau; cũng sẽ không bao giờ làm “vụt tắt” niềm đam mê du lịch; cũng như giấc mơ du học của bạn tại đất nước lá phong này.

Để được tư vấn về cách cứu hồ sơ trượt visa du học Canada, đặc biệt là các hồ sơ bị trượt do chứng minh tài chính. Anh chị vui lòng để lại thông tin để Overseas Team “cấp cứu” ngay hồ sơ.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *