Nội dung
LỊCH SỬ ĐẤT NƯỚC SINGAPORE – HÀNH TRÌNH CHUYỂN MÌNH CỦA CON HỔ CHÂU Á
Hầu như ai cũng biết, Singapore đã chính thức trở thành nước cộng hòa độc lập vào ngày 9/8/1965. Nhưng ít ai biết được khoảng thời gian trước đó của đất nước này như thế nào. Điều gì có thể khiến một vương quốc nhỏ “biến hình” trở thành một con hổ Châu Á? Để hiểu hơn về nguồn gốc đất nước Singapore, hãy cùng Eduphil tìm hiểu lịch sử đất nước Singapore trong bài viết sau đây nhé.
GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ QUỐC ĐẢO SƯ TỬ – SINGAPORE
Singapore vốn là một quốc gia nhỏ của khu vực Đông Nam Á. Nó vừa là đất nước, và cũng vừa là thủ đô của chính nó. Tuy diện tích không lớn, chỉ tầm 712 km2. Nhưng Singapore lại được biết đến là một quốc gia công nghệ cao. Có nền kinh tế phát triển vượt bậc, và còn sở hữu nền tảng tư duy đa văn hóa.
Dân số
Tổng dân số của Singapore khoảng 5.5 triệu người. Trong đó có 76.8% là người Trung, 13.9% người Malaysia. 7.9% Người Ấn Độ, Pakistan và Sri Lanka và 1.4% đến từ một số quốc gia khác.
Khí hậu
Quốc gia được mệnh danh là “con hổ Châu Á” này có khí hậu xích đạo ẩm. Thời tiết quanh năm nắng ấm, phân chia 2 mùa mưa và khô. Nhiệt độ và áp suất luôn ổn định là nét đặc trưng của loại khí hậu này. Tuy nhiên, độ ẩm ở đây thường ở mức khá cao và hay mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình sẽ dao động từ 220C đến 300C. Khá tương đồng với thành phố Hồ Chí Minh.
Kinh tế
Tuy chỉ là một quốc gia nhỏ, nhưng Singapore lại là một trong các trung tâm giao dịch “đầu não” của Châu Á. Với vị thế trung tâm tài chính lớn thứ 4 và là một trong 7 cảng biển trọng điểm của thế giới. Ngoài lĩnh vực tài chính, Singapore còn có một số ngành công nghiệp thế mạnh như: đóng và sửa chửa tàu, lọc dầu, chế biến, lắp ráp máy móc…
An ninh chính trị
Singapore là một đất nước cực kì an toàn. Người dân Singapore văn minh, kỉ luật và tuân thủ pháp luật rất nghiêm túc. Một điểm đặc biệt không thể không nhắc đến đó là đường phố Singapore lúc nào cũng sạch sẽ. Không bao giờ xảy ra tình trạng rác thải được vứt bừa bãi trên đường. Thật không ngoa khi ví von rằng Singapore chính là một “hòn ngọc xanh” của Châu Á.
Bạn thấy đấy, Singapore thật sự là một “vùng đất hứa”, đặc biệt đối với những người trẻ. Tuy nhiên, để có được vị thế như ngày hôm nay, Singapore cũng đã trải qua những giai đoạn lịch sử vô cùng đen tối. Sự hình thành đất nước Singapore luôn là đề tài thú vị, được rất nhiều bạn trẻ quan tâm.
NGUỒN GỐC ĐẤT NƯỚC SINGAPORE
Có thể bạn chưa biết, cái tên Singapore chính là xuất phát từ chữ Singapure trong tiếng Malay. “Singa” có nghĩa là sư tử và “pure” có nghĩa là thành phố. Để biết vì sao lại có cái tên này, hãy cùng tìm hiểu nguồn gốc đất nước Singapore nhé.
Vào thế kỉ thứ 3
Mặc dù những ghi chép về lịch sử đất nước Singapore đã bị phai nhòa theo thời gian. Nhưng vẫn có một vài tài liệu tiếng Hoa miêu tả rất rõ mảnh đất này lúc bấy giờ. Singapore vào thế kỉ thứ 3 có tên gọi là “Puluochung” – hòn đảo ở tận cùng bán đảo. Vào những năm trước Công nguyên không lâu sau đó. Một vài cộng đồng dân cư đầu tiên được thành lập và đặt tên cho vùng đất này là Temasek. Có nghĩa là “thành phố biển”.
Vào thế kỉ 14
Cái tên Singapure chính là được ra đời vào thời gian này. Truyền thuyết kể rằng, trong một lần đi săn, vị hoàng tử Sang Nila Utama đến từ xứ Palembang đã bắt gặp một con vật lạ. Đó là lần đầu tiên trong đời chàng nhìn thấy sư tử. Nghĩ là điềm lành, chàng liền đặt tên cho nơi tìm thấy sinh vật lạ này là Singapure.
Singapure lúc bấy giờ nằm ở vị trí địa đầu của bán đảo Mã Lai. Với lợi thế tự nhiên, là giao điểm đổ về của các dòng hải lưu. Vì vậy, nơi đây đã nhanh chóng trở thành một khu buôn bán nhộn nhịp. Thu hút rất nhiều tàu buôn các nước đến đây hoạt động. Từ ghe thuyền của người Trung Quốc, tàu lớn của người Ấn Độ, Ả Rập. Cho đến tàu chiến của người Bồ Đào Nha hay thuyền buồm của người Bugis; tất cả đều quy tụ về đây.
Vào thế kỉ 19
Đây là giai đoạn quan trọng đánh dấu sự hình thành đất nước Singapore hiện đại ngày nay. Vào thế kỉ thứ 19, Singapore đã sớm trở thành “cửa ngõ” giao thương của vùng eo biển Malacca. Người Anh đã nhận ra nhu cầu cần có một cảng biển trọng điểm cho toàn khu vực. Một vị trí chiến lược để họ nghỉ ngơi và ngăn chặn nguy cơ cạnh tranh của người Hà Lan lúc bấy giờ.
Chính vì lí do này, vào ngày 29/1/1819, Thomas Stamford Raffles đã xuất hiện tại Singapure. Ông là tỉnh trưởng của vùng Bencoolen (Bengkulu hiện giờ). Sau khi khảo sát tất cả các hòn đảo trong khu vực, Raffles nhận ra rằng Singapure có một tiềm năng rất lớn trong việc phát triển kinh tế bằng đường biển. Vì vậy, ông đã thương thảo hiệp ước với những người trị vì vùng đất này. Lập tức xây dựng Singapure trở thành một trung tâm thương mại.
Không lâu sau đó, chính sách mở rộng tự do buôn bán của Singapure đã thu hút rất nhiều thương nhân trên toàn Châu Á. Ngay cả những thương nhân đến từ các vùng đất xa xôi như Mỹ và Trung Đông cũng tìm đến đây. Vào năm 1832, Singapure trở thành trung tâm tài chính của khu định cư eo biển Penang, Malacca và Singapore.
Thế chiến thứ 2
Khi Singapore ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc trở thành cửa ngõ giao thương nối liền phương Đông với Phương Tây. Dân số đất nước cũng vì thế mà tăng trưởng mạnh. Từ 150 người vào năm 1819 đến năm 1860 con số đã lên đến 80.792 người.
Thế nhưng, cuộc sống yên bình và thịnh vượng không bao lâu đã bị thế chiến thứ 2 phá hủy. Mở màn của sự tàn phá đó là cuộc tấn công bằng máy bay của quân Nhật vào ngày 8/12/1941. Chính vì nhận thấy sự phát triển vững chắc tầm ảnh hưởng chiến lược mà Singapore đã mang lại. Nên Nhật đã quyết định “thâu tóm” vùng đất này. Và vào ngày 15/2/1942 Singapore đã chính thức bị Nhật xâm chiếm. Ba năm rưỡi là khoảng thời gian mà Singapore phải chịu sự đàn áp vô cùng tàn nhẫn từ đất nước này. Hàng ngàn người dân đã phải bỏ mạng.
Giành lại chủ quyền
Vào năm 1945, quân Nhật rốt cuộc cũng đầu hàng. Tuy nhiên, Singapore lúc này lại rơi vào tay của Chính quyền Anh. Cho đến khi khu định cư eo biển Penang, Malacca và Singapore giải tán. Vào tháng 3/1946, Singapore đã trở thành thuộc địa của Hoàng gia Anh.
Đến năm 1959, khi chủ nghĩa dân tộc đã phát triển. Singapore lập tức giành lại quyền tự trị. Và khi cuộc tổng tuyển cử đầu tiên đã diễn ra, Đảng nhân dân hành động đã giành được 43 ghế. Ông Lý Quang Diệu lúc này trở thành vị thủ tướng đầu tiên của Singapore.
Vào năm 1961, Singapore quyết định sát nhập vào Malaya. Tiếp đó, đến năm 1963, đất nước này đã hợp nhất với liên bang Malaya, Sarawak và Bắc Borneo, trở thành nước Malaysia ngày nay. Rất tiếc, việc hợp nhất không mang lại nhiều thành công như mong đợi. Chưa đầy 2 năm sau đó, cụ thể vào ngày 9/8/1965, Singapore đã tách khỏi Malaysia và trở thành một quốc gia độc lập. Và đến ngày 22/12/1965 Singapore chính thức trở thành nước cộng hòa độc lập như ngày nay.
Chuyển mình trở thành “con hổ Châu Á”
Độc lập chính là đồng nghĩa với tự túc. Singapore thật sự đã trải qua rất nhiều khó khăn trong những ngày đầu giành lại chủ quyền. Nạn thất nghiệp, thiếu nhà ở, tài nguyên là những vấn đề mà đất nước này phải đối mặt. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của Hoa Kỳ và các nước Đồng Minh. Trong nhiệm kỳ của mình từ năm 1959-1990, thủ tướng Lý Quang Diệu đã từng bước gầy dựng lại đất nước Singapore.
Bắt đầu từ việc kiềm chế thất nghiệp, lạm phát. Thêm vào đó là gia tăng mức sống người dân. Thực hiện chương trình nhà ở công cộng với quy mô lớn. Không lâu sau đó, các cơ sở hạ tầng, kinh tế của Singapore đều phát triển mạnh trở lại. Lúc này, hệ thống phòng vệ quốc gia cũng được thiết lập. Singapore từ một nước đang phát triển trở thành đất nước phát triển vào cuối thế kỷ 20.
Kết luận
Trên đây là tất cả những thông tin về nguồn gốc đất nước Singapore mà Eduphil muốn gửi đến người đọc. Hi vọng, sau bài viết này, mọi người sẽ hiểu hơn về sự hình thành đất nước Singapore từ trong gian khổ. Từ đó, cũng phần nào hiểu hơn những nét văn hóa lịch sử của đất nước này.
Nếu có dịp đến Singapore, bạn đừng quên đi bộ dọc theo một trong những khu di sản quốc gia. Ghé thăm những danh lam thắng cảnh nổi tiếng để có thể cảm nhận trọn vẹn đất nước này nhé.